30 ngày bắt đầu Ăn dặm bổ não cho bé

Rất nhiều mom dù đã nghiên cứu cuốn Ăn Dặm Bổ Não kỹ thế nào rồi thì vẫn có 1000 câu hỏi không biết bắt đầu thế nào. Đặc biệt đối với những new moms, những người mới có em bé lần đầu tiên thì càng bỡ ngỡ. Đây là những tips đơn giản nhất để mẹ có thể bắt đầu sự ngiệp đầu bếp của mình dễ dàng hơn, cũng đọc nhé!

Mămmy

QUYẾT ĐỊNH CHỌN ĂN DẶM BỔ NÃO

Trong thế giới có quá nhiều thay đổi này, những thứ chúng ta dạy con hôm nay có thể không có cái nào còn dùng được trong 30 năm nữa. Một bộ não thông minh có lẽ là thứ tốt nhất mà mỗi người mẹ có thể tặng cho con mình. Thật may mắn, sự phát triển của bộ não có đóng góp lớn bởi dinh dưỡng, bởi mỗi bữa ăn dặm – thứ mà chúng ta có thể kiểm soát được.

Chọn một phương thức ăn uống khoa học, một chế độ ăn giúp con không những khỏe mạnh còn thông minh là thứ mà tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm.

Đọc thêm về Phương pháp ăn dặm bổ não tại đây.

Đọc xem Ăn dặm có bổ não được không tại đây.

XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU TRẺ MUỐN ĂN DẶM

Trước khi xác định dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm, cha mẹ cần chú ý đến một vấn đề quan trọng. Thường thì, nhu cầu bắt đầu ăn dặm của các bé xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 – 6. Tuy nhiên, do mức độ phát triển khác nhau ở mỗi trẻ, việc quan sát kỹ lưỡng là quan trọng để xác định thời điểm phù hợp cho bé của mình. Điều này đảm bảo rằng quá trình chuyển từ việc bú mẹ sang ăn dặm diễn ra một cách tự nhiên và phù hợp với sự phát triển cá nhân của bé.

Dưới đây là tổng hợp một số dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ đã sẵn sàng bắt đầu ăn dặm, và mời các bậc phụ huynh tham khảo:

  • Trẻ chuyển sang tư thế ngồi thẳng và có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ.
  • Trẻ phát triển thói quen cầm nắm các đồ vật và đưa chúng lên miệng để gặm.
  • Trẻ thể hiện sự thích thú khi quan sát các thành viên trong gia đình ăn uống và có mong muốn ngồi chung với mọi người vào mỗi bữa ăn.
  • Trẻ không còn đẩy đồ ăn ra khi cha mẹ đặt vào miệng.

Những dấu hiệu này cung cấp tín hiệu rõ ràng rằng trẻ đã sẵn sàng để tham gia vào trải nghiệm ăn dặm và cha mẹ có thể bắt đầu giới thiệu thêm thực phẩm cho bé.

VÌ SAO CÁC MẸ CẦN LÊN THỰC ĐƠN ĂN DẶM 30 NGÀY CHO BÉ

Việc lập kế hoạch thực đơn 30 ngày cho bé 6 tháng không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của bé. Đồng thời, nó cũng giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm thời gian và dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn dặm hàng ngày cho con.
Bữa ăn dặm đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển dinh dưỡng của trẻ. Lúc này, bé chuyển từ thức ăn dạng lỏng sang dạng rắn, với nguồn thực phẩm đa dạng hơn. Để giúp bé làm quen tốt hơn với loại thức ăn mới, việc giới thiệu từng bước với các nhóm thực phẩm khác nhau là quan trọng.
Mặc dù sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và nhỏ, nhưng đến giai đoạn này, sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nữa. Do đó, việc bắt đầu ăn dặm trở nên vô cùng quan trọng.

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CẦN ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG NÀO

Mục tiêu của việc ăn dặm là cung cấp đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, thực đơn cho bé 6 tháng cần đảm bảo đầy đủ những nhóm chất sau:

  • Nhóm tinh bột: Bao gồm các loại ngũ cốc, mì ống, khoai tây, khoai lang, bánh mì…
  • Nhóm chất đạm: Có trong thực phẩm như trứng, cá, thịt bò, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, phô mai…
  • Nhóm chất béo: Chất béo có trong các loại hạt họ đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…), dầu ăn dặm
  • Nhóm vitamin: Vitamin có nhiều trong các loại củ quả, rau xanh…

Ngoài 4 nhóm chất chính trên, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ một số loại dưỡng chất quan trọng như:

  • DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.
  • Sắt: Cung cấp từ đậu nghiền bột như đậu đen, đậu tây, đậu lăng và các loại rau màu xanh đậm để bổ sung sắt.
  • Vitamin D: Bổ sung vitamin D cho trẻ qua cá hoặc tắm nắng vào buổi sớm.

LỊCH ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI

TUẦN ĐẦU TIÊN ĂN DẶM

Khi em bé tròn 6 tháng ( 180 ngày) hệ tiêu hóa của con đã bắt đầu tiết được các enzyme để tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa. Lúc này em bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm rồi.

Trong 3 ngày đầu tiên, mẹ sẽ cho bé ăn thức ăn thật loãng, chỉ đặc hơn sữa mẹ một chút.

Sau 3 ngày, chúng ta sẽ tăng dần độ đặc lên và cho đầy đủ 5/8 nhóm thực phẩm. Nghĩa là có thịt, có dầu mỡ, có rau củ… Sau khi rửa tay, hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ ăn hai đến ba thìa thức ăn mềm, hai lần một ngày. Ở độ tuổi này, dạ dày của bé còn nhỏ nên mỗi bữa trẻ chỉ ăn được một lượng nhỏ.

Ăn dặm bổ não
Tuần đầu tiên bắt đầu ăn dặm bổ não – Trích sách Ăn Dặm Bổ Não – Tác giả Phạm Dung, NXB Dân Trí

Bạn có thể tìm thấy 7 MÓN ĂN TUYỆT VỜI ĐỂ BẮT ĐẦU ĂN DẶM BỔ NÃO tại đây

Hoặc tìm hiểu về 6 NGUYÊN TẮC ĐỂ BẮT ĐẦU ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI tại đây

TUẦN THỨ 2+3 ĂN DẶM BỔ NÃO

Trong những tuần này em bé sẽ được tăng dần độ đặc. Mục tiêu của thời gian này vẫn là làm quen với đồ ăn chứ không nặng về cung cấp năng lượng. Mỗi bữa ăn vẫn cần đảm bảo các nguyên tắc của ăn dặm bổ não và bao gồm tối thiểu 5/8 nhóm thực phẩm.

Ăn dặm bổ não
Lịch ăn dặm tuần thứ 2 cho em bé – Trích sách Ăn Dặm Bổ Não của tác giả Phạm Dung

Hãy đọc thêm hướng dẫn chế biến thịt để em bé thích ăn và dễ hấp thu hơn ở đây

Công thức món súp khoai tây đậu Hà lan ở đây

Các công thức nấu ăn khác cho em bé 6 tháng tuổi ở đây mẹ nhé.

TUẦN THỨ 4 ĂN DẶM BỔ NÃO

Bắt đầu tăng lên 2 bữa chính một ngày, con bạn vẫn cần sữa mẹ như là nguồn dinh dưỡng chính và đừng kỳ vọng bé ăn được nhiều trong tháng đầu tiên.

Ăn dặm bổ não
Lịch ăn tuần thứ 4 – Trích sách Ăn Dặm Bổ Não của tác giả Phạm Dung

Bạn cũng có thể sẽ quan tâm tới bài viết thức ăn dặm đầu tiên tốt nhất của em bé

Món ăn dặm bổ não nấu theo cách Baby led weaning ở đây

Tất cả các công thức trong bài viết đều có trong cuốn sách Ăn dặm bổ não, bản tái bản, hoặc tại link này các mẹ nhé

Sách ăn dặm bổ não- cuốn sách khoa học về ăn dặm và não bộ. Sách có bán tại Tiki, Lazada, các nhà sách của Fahasa và Phương nam trên toàn quốc.

Xem thêm thông tin về sản phẩm của Mămmy tại:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Bạn cần giải đáp thắc mắc

Gọi ngay cho Mămmy

Shopping Cart