Chế độ dinh dưỡng và cách chế biến thức ăn dặm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé, chế biến sai cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể bé kém phát triển, hay bệnh. Hãy đọc qua bài viết này của Mămmy để tránh các trường hợp
sai lầm khi nấu cháo ăn dặm
Nhiều mẹ khi cho con ăn dặm thường hay thắc mắc tại sao cho con ăn đủ bữa nhưng lại không tăng cân hay béo phì thậm chí là suy dinh dưỡng, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng cũng như cách chế biến các bữa ăn hằng ngày của bé. Hôm nay, Mămmy sẽ chỉ ra 5 sai lầm mà mẹ hay mắc phải khi chế biến cháo ăn dặm cho con dưới bài viết này nhé.
Nội Dung
Toggle1. THIẾU VITAMIN TỪ RAU, HẠT
Các mẹ thường chuộng sử dụng các loại củ như cà rốt, khoai tây,.. khi nấu cháo cho con vì dễ ăn, tuy nhiên không nên chỉ cho con ăn như vậy thường xuyên vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin vì thực chất các loại củ này chỉ chứa tinh bột chứ không phải là rau, hạt ngũ cốc như các mẹ vẫn nghĩ.
Mẹ nên kết hợp các loại củ này với rau xanh hoặc hạt (ngũ cốc) để thay đổi các món cháo ăn dặm cho con dễ tiêu hóa, đủ vitamin cần thiết nhé.
2. LẠM DỤNG MÁY XAY
Có nhiều bé tuy đã mọc đủ răng nhưng mẹ vẫn sử dụng máy xay để nghiền nhỏ thức ăn, cháo cho con vì con cứ ăn thức ăn thô, lợn cợn là nôn ọe. Để tránh tình trạng này xảy ra thì mẹ nên tập cho bé ăn đúng loại thức ăn trong từng giai đoạn.
Khi bé bắt đầu sang giai đoạn 6 tháng thì mẹ cho con ăn bột loãng rồi đến bột sệt dần, từ 7-8 tháng thì mẹ nên cho con ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc. Các bé từ 10 -12 tháng có thể ăn cháo nguyên hạt, cơm nát hoặc thức ăn mềm như nui, bún,.. đến khi con trên 1 tuổi thì mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn cơm.
Khi chuyển chế độ ăn thường con sẽ có biểu hiện nôn ọe nhưng chỉ trong 1 vài bữa đầu, mẹ cứ kiên nhẫn và tập tăng thô dần cho con. Không nên lạm dụng máy xay cháo cho bé dẫn đến tình trạng con chỉ ăn được cháo loãng và khó chấp nhận thức ăn thô mới.
2. THÊM GIA VỊ VÀO CHÁO CHO BÉ DƯỚI 1 TUỔI
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên nêm gia vị người lớn hoặc cho gia vị quá nặng vào thức ăn của bé, đặc biệt là khi nấu cháo ăn dặm cho con vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày non yếu của bé.
Nhiều mẹ thấy cháo ăn dặm của con nhạt, muốn thêm gia vị để con ăn ngon miệng hơn tuy nhiên giai đoạn đầu đời vj giác của bé rất phát triển con có thể nếm được từng hương vị của mỗi loại thức ăn, vì vậy mẹ nên cho con trải nghiệm hương vị tự nhiên của thức ăn nguyên chất nhất.
3. DÙNG NƯỚC HẦM XƯƠNG NẤU CHÁO CHO BÉ
Nước hầm xương không phải là thực phẩm dinh dưỡng để nấu cháo ăn dặm cho bé, thực chất nước hầm xương không chứa các chất dinh dưỡng như đạm, canxi mà thành phần nhiều nhất là mỡ động vật. Trong xương có canxi nhưng chỉ là canxi vô cơ, trẻ không hấp thụ được, đạm cũng không có trong nước nên dù mẹ có hầm kỹ đến đâu cũng không ra trong nước hầm được.
Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt (viện dinh dưỡng Nutifood Việt Nam) cho biết: “ Đây là một sai lầm khi chăm sóc trẻ, nước hầm xương có vị ngọt thơm tạo cảm giác ngon miệng, nhiều bà mẹ cho rằng tinh túy bổ dưỡng ở đó nên cho bé ăn thường xuyên”
Vì vậy mẹ không nên cho con ăn chỉ nước hầm xương với cháo, bột mà hãy kết hợp các thực phẩm từ đạm động vật, thực vật và rau củ cho bé.
4. KHÔNG CHO DẦU ĂN VÀO CHÁO CỦA BÉ
Một sai lầm nghiêm trọng mà các mẹ hay mắc phải đó là không thêm dầu ăn dặm vào thực phẩm hoặc cháo cho con vì sợ ảnh hưởng tiêu hóa của bé, con không hấp thụ được. Tuy nhiên dầu ăn dặm là nguồn chất béo quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua.
Dầu ăn dặm cung cấp cho con năng lượng, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo, giúp cho quá trình hấp thụ vitamin trong cơ thể.
Khi nấu cháo cho con mẹ nên cho vào 1 muỗng khoảng 5ml dầu/ bữa ăn để đảm bảo đủ chất béo cần thiết cho bé.
Trên đây là 5 sai lầm mà các mẹ hay mắc phải khi nấu cháo ăn dặm cho bé. Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ sẽ nuôi dạy và cho con ăn dặm đúng cách, khoa học để bé có được sự phát triển tuyệt vời nhất.