Bé thay răng những điều mà cha mẹ nên biết

Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ bắt đầu mọc khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Hầu hết các bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa (gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi bước sang 3 tuổi. Sau khi răng sữa mọc đủ, trẻ sẽ trải qua

quá trình thay răng.

Đây là giai đoạn quan trọng mà các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con để đảm bảo răng trẻ mọc đều và khỏe mạnh. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ có hàm răng vững chắc và phòng ngừa các vấn đề răng miệng sau này

1. Trẻ mấy tuổi thay răng

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ và bắt đầu mọc khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Khi đến thời điểm thay răng, những chiếc răng này sẽ tự rụng hoặc lung lay theo thứ tự nhất định. Điều này xảy ra vì dưới chân răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc lên, làm tiêu chân răng sữa. Khi đó, thân răng sữa sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển.

Thông thường, răng sữa mọc theo thời gian như sau:

  • 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
  • 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
  • Đến khoảng 3 – 4 tuổi, trẻ thường có đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
  • Răng sữa thường bắt đầu lung lay khi trẻ được 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, có trẻ bắt đầu thay răng sớm hơn, từ 4 tuổi, hoặc muộn hơn, khoảng 7 – 8 tuổi. Nếu răng sữa rụng quá sớm, cần đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.

Răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn theo thứ tự mọc trước thay trước. Các mốc thời gian thay răng cụ thể bao gồm:

  • Răng cửa giữa: 5 – 7 tuổi.
  • Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi.
  • Răng nanh sữa: 10 – 11 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ hai: 11 – 12 tuổi.

2. Đặc điểm theo từng tuổi thay răng của bé

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự mọc của răng vĩnh viễn tương tự như răng sữa. Thứ tự thay răng của hàm trên và hàm dưới có chút khác biệt. Với hàm trên, răng cửa giữa mọc trước, tiếp đến là răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh và cuối cùng là các răng cối lớn. Đối với hàm dưới, thứ tự thay răng sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Thời gian thay răng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm và vị trí của từng loại răng. Ví dụ, răng một chân thường thay trong vài tuần, trong khi răng nhiều chân như răng cối có thể mất từ 1 – 2 tháng. Các thói quen xấu của trẻ, như thường xuyên đưa tay vào miệng, có thể gây viêm nhiễm và kéo dài thời gian thay răng. Do đó, phụ huynh nên nhắc nhở trẻ tránh các thói quen không tốt này.

3. Có nên thay răng cho bé tại nhà không

Về việc thay răng tại nhà, thường răng sữa sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu răng sữa không tự rụng hoặc không lung lay, việc can thiệp là cần thiết để tránh răng vĩnh viễn mọc sai lệch. Cha mẹ có thể giúp trẻ thay răng tại nhà nếu trẻ khỏe mạnh và răng sữa đã lung lay nhiều, bằng cách:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào răng của con.
  • Khuyến khích trẻ tự làm lung lay răng bằng lưỡi hoặc tay sạch.
  • Nếu cần thiết, nhẹ nhàng cầm thân răng bằng gạc sạch và dùng một lực xoắn nhẹ để răng rơi ra.
  • Sau khi răng rụng, cho trẻ cắn viên gòn để cầm máu trong 5 – 10 phút.
  • Kiểm tra nướu để đảm bảo không còn chân răng cũ sót lại.

Nếu còn mẩu chân răng sót lại hoặc răng không tự rụng, nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa. Việc tự nhổ răng tại nhà không nên thực hiện với trẻ có sức khỏe yếu hoặc bệnh lý tim bẩm sinh do nguy cơ nhiễm trùng.

4. Cách chăm sóc bé thay răng

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ bao gồm:

  • Trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên dùng bàn chải và nước sạch, không dùng kem đánh răng để tránh nhiễm fluor.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng nhỏ.
  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, nên đánh sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất hai lần mỗi ngày.
  • Khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra và vệ sinh răng.
  • Tránh cho trẻ ăn kẹo gôm, đồ ăn ngọt hoặc đồ cứng vì dễ gây sâu răng.
  • Trong giai đoạn mọc răng, cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, súp, hoặc nước hoa quả.
  • Hạn chế thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, thở bằng miệng, vì chúng có thể gây răng mọc lệch.

Phụ huynh cần theo dõi sát sao quá trình thay răng của trẻ để đảm bảo răng mọc đều và phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm thông tin về sản phẩm của Mămmy tại:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Bạn cần giải đáp thắc mắc

Gọi ngay cho Mămmy

Shopping Cart