CÓ NÊN MIX HẠT VÀO CHÁO CHO TRẺ KHÔNG?

Gần đây đã có một vài quan điểm nói rằng không nên mix hạt vào cháo cho em bé ăn. Lí do được đưa ra ở đây là: 

  1. Em bé có hệ tiêu hoá kém phát triển hơn người lớn nên không thể tiêu thụ được ngũ cốc! 
  2. Em bé không nên ăn ngũ cốc vì “cấu trúc tinh bột khó tiêu hơn”
  3. “Ngũ cốc nhiều chất xơ làm tăng nguy cơ không hấp thụ sắt và kẽm và làm cho em bé khó tiêu”

Điều đầu tiên một bậc cha mẹ khi muốn đánh giá một nhận định là đúng hay sai, là yêu cầu người nói cung cấp nguồn và tài liệu chứng minh. 

Co nen mix hat vao chao cho tre khong - Mămmy

Việc nuôi con là không dễ dàng, nhất là khi thông tin tràn lan trên mạng và không thể xác minh đâu là thông tin đáng tin. Với vai trò là một thương hiệu cung cấp các loại hạt ngũ cốc cho bé ăn dặm, Mămmy cũng cảm thấy mình có trách nhiệm đưa ra thêm các nguồn tin khoa học để các mẹ có thể có đủ thông tin, để tự quyết định cái gì là tốt nhất cho em bé của mình. 

Các thông tin về lợi ích của ngũ cốc và các loại hạt đôí với trẻ nhỏ là rất phổ biến, nhưng trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin từ Thư viện Y khoa Quốc gia – một trang web chính thức của chính phủ Hoa Kỳ- nơi mà tất cả các bác sĩ, nhà nghiên cứu khoa học tra cứu tài liệu y khoa mới nhất. Vì đây là một nguồn thông tin uy tín. 

  • Em bé chỉ nên ăn gạo, không nên ăn ngũ cốc khác vì sẽ gây đầy bụng khó tiêu. 

=> Sai!

Hipp là nhà sản xuất bột ăn dặm lớn nhất trên thế giới, các loại bột ăn dặm của HIpp không chỉ phổ biến với người Việt Nam mà còn được yêu thích trên toàn thế giới. Hầu hết các loại bột của họ đều có ngũ cốc. Từ loại mix 1 loại, 3 loại, 5 loại ngũ cốc hay 100% ngũ cốc. 

Bạn cũng sẽ thấy tất cả các hãng bột ăn dặm trên thế giới, kể cả các hãng bột của Việt nam như Vinamilk cũng đều có những loại bột mix cùng với ngũ cốc. Bột ăn dặm là thức ăn lành nhất cho trẻ sơ sinh, có thể ăn được từ 4 tháng tuổi. Vì thế, nếu nói không nên cho con ăn ngũ cốc khác ngoài gạo vì “khó tiêu” là quan điểm không có tính khách quan.

Bột ăn dặm Hip
Các dòng sản phẩm bột ăn dặm Hipp có mix hạt ngũ cốc

Nhưng vì sao tất cả các thương hiệu bột lớn trên thế giới đều mix ngũ cốc vào thức ăn đầu tiên của con?

Một nghiên cứu trên trẻ sơ sinh có sử dụng ngũ cốc và không sử dụng ngũ cốc, cho thấy: Tất cả trẻ sơ sinh ăn ngũ cốc đều có năng lượng cao hơn so với trẻ không ăn ngũ cốc. Các em bé từ 6-12 tháng tuổi ăn ngũ cốc có lượng chất xơ, canxi, folate, kali, magie, kẽm, phốt pho cao hơn đáng kể.  Ở trẻ từ 13-23 tháng tuổi, các nhà khoa học nhận thấy: trẻ được ăn ngũ cốc có lượng sắt, kẽm, magie, phốt pho, chất xơ, folate, riboflavin, niacin, thiamin, vitamin A, Vitamin B6 và Vitamin B12 cao hơn so với trẻ không ăn ngũ cốc.  

wholegrain 8ea968a74d514f658793951dfc0e8148 grande - Mămmy

Các loại ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch, diêm mạch, kiều mạch, hạt kê… ) tựu chung, giàu dinh dưỡng hơn ngũ cốc đã được tinh chế (như gạo) nhiều lần. Lí do là hàm lượng cao nhất của vitamin, chất xơ, khoáng chất… của ngũ cốc nằm trong lớp cám và mầm của hạt. Những chất này giúp kích thích hệ thống miễn dịch, tín hiệu tế bào và/hoặc điều hòa gen, chất chống oxy hóa, chống viêm) và các cơ chế bảo vệ tiềm năng (ví dụ: bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch.  Việc xay xát hoặc tinh chế các loại hạt làm mất đi các dưỡng chất này của hạt nên lúc nào ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám cũng tốt hơn là vậy. 

Lượng năng lượng và chất dinh dưỡng trung bình hằng ngày của trẻ ăn ngũ cốc từ 13-23 tháng tuổi so với trẻ không ăn ngũ cốc
Lượng năng lượng và chất dinh dưỡng trung bình hằng ngày của trẻ ăn ngũ cốc từ 13-23 tháng tuổi so với trẻ không ăn ngũ cốc

Những nghiên cứu khoa học này giúp chính phủ các nước tiên tiến, ngay cả nước bạn Trung quốc, Malaysia, Thái lan… đều có những hướng dẫn rất cụ thể để các bậc cha mẹ lưu ý đưa ngũ cốc vào những bữa ăn đầu tiên của con. Chính phủ Tây Ban Nha khuyến cáo rằng một nửa lượng ngũ cốc ăn vào nên là ngũ cốc nguyên hạt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi:

Ví dụ về khuyến nghị ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ví dụ về khuyến nghị ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thế nhưng có phải trẻ con Việt nam thì chỉ nên ăn gạo? 

Ngũ cốc ngoài gạo ở Việt Nam không phổ biến, cũng không phải ai cũng có điều kiện mua cho con. Nó không những thiếu thông tin mà còn có thể bị ảnh hưởng bới tín ngưỡng của văn hoá. Ở Anh, châu Âu, Bắc Âu thì ngũ cốc là thức ăn đầu tiên phổ biến nhất. Canh đậu lăng, súp đậu gà hay cháo yến mạch là những món em bé nào cũng được nếm qua. 

Súp đậu lăng

Tuy vậy, đương nhiên các loại ngũ cốc này là thực phẩm không phổ biến. Hầu hết trồng ở các nước khác, hàng nhập khẩu cũng có giá thành cao hơn và không phải ai cũng có điều kiện sử dụng cho con. Thế nhưng có phải trẻ con Việt nam thì chỉ nên ăn gạo? Trong cuốn sách SAPIEN – Lược sử loài người đã nói rằng cải cách nông nghiệp thực ra là một bước lùi của nhân loại khi loài người chỉ ăn 1 loại ngũ cốc thay vì ăn đa dạng giống như trước kia. Khi ăn 1 loại ngũ cốc, bạn chỉ có dinh dưỡng mà 1 loại đó cung cấp, sau đó thiếu tất cả các loại kia, thiếu triền miên các loại dinh dưỡng kia làm cơ thể bạn phải chống chọi và bắt đầu phát sinh đủ thử bệnh. 

Chính vì nhiều bệnh quá nên cả Bộ y tế nước ta và cả thế giới đều kêu gọi: Ăn đa dạng, tô màu bát bột, bát cơm cầu vồng… chính là như vậy. Vì thế, nếu có điều kiện, đương nhiên nên cho con ăn đa dạng các loại ngũ cốc, đừng chỉ cả đời ăn mỗi gạo. 

Ăn hạt có làm cho bé khó tiêu hoá không?

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ hơn các hạt tinh chế nên bé khó tiêu hoá là một nhận định “buồn cười”. Chất xơ là một chất không thể thiếu cho sự hoạt động bình thường của cơ thể. Nói đơn giản là nếu bạn không muốn con táo bón thì trong chế độ ăn phải đủ chất xơ.

Chất xơ, được EFSA định nghĩa là “carbohydrat không tiêu hóa được cộng với lignin”, hoặc một vài người gọi là “tinh bột khó tiêu” cũng chính là nói chất xơ. :))

Theo Chỉ thị 2008/100/EC “có tác dụng sinh lý có lợi như: giảm thời gian vận chuyển trong ruột, tăng số lượng phân, có thể lên men bởi hệ vi sinh vật ruột kết, giảm mức cholesterol toàn phần trong máu, giảm lượng đường trong máu sau khi ăn, hoặc giảm mức insulin trong máu”. Chất xơ hòa tan làm tăng độ nhớt, bài tiết axit mật, lipid huyết thanh và axit béo chuỗi ngắn, có lợi cho phản ứng glucose sau bữa ăn, trong số những chất khác. Chất xơ không hòa tan có khả năng hấp thụ nước, giúp nhuận tràng và điều hòa đường ruột. 

Nói đơn giản hơn, chất xơ là thức ăn cho hệ vi sinh vật trong ruột, không có chất xơ, vi sinh vật sẽ chết dần, không có hệ vi sinh trong ruột thì làm sao mà hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn vào người. Và không có chất xơ con cũng bị táo bón nữa. 

Tỷ lệ chất xơ hòa tan và không hòa tan là khác nhau tùy thuộc vào loại ngũ cốc nhưng các loại ngũ cốc nguyên hạt thì đều có hàm lượng chất xơ cao hơn gạo. Những ngũ cốc như yến mạch, diêm mạch, kiều mạch thì vô cùng tốt vì có hàm lượng chất xơ hoà tan cao (chủ yếu là β-glucan)

Cuối cùng, một thử nghiệm lâm sàng trên 28 trẻ sơ sinh và trẻ em bị táo bón chức năng mãn tính cho thấy rằng chế độ ăn nhấn mạnh vào trái cây có vỏ, đậu, rau, các loại hạt, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện thói quen đại tiện cho 75% đối tượng. Các tác giả kết luận rằng chế độ ăn nhiều chất xơ và cám là khả thi ở trẻ bị táo bón và nó sẽ cải thiện tình trạng táo bón. Chứ không phải khó tiêu nhé các mẹ. 

Ăn Hạt có làm giảm hấp thụ sắt không?

Chúng ta sẽ không nói chuyện bằng quan niệm của người việt nam cho rằng mà giải thích bằng dữ liệu cụ thể. Trong những năm gần đây, hiểu biết của khoa học về dinh dưỡng, về sự phát triển của trẻ nhỏ đã có những thay đổi lớn. 

Bảng sau đây là kết quả của một nghiên cứu khoa học đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi. Hãy chú ý tới tổng năng lượng, chất xơ, sắt, kẽm, magie, phốt pho, riboflavin, folate, thiamin, niacin, vitamin A, vitamin B6 và vitamin B12 đều cao hơn hẳn so với trẻ không được ăn ngũ cốc. 

Lượng năng lượng và chất dinh dưỡng trung bình hằng ngày của trẻ ăn ngũ cốc từ 13-23 tháng tuổi so với trẻ không ăn ngũ cốc
Lượng năng lượng và chất dinh dưỡng trung bình hằng ngày của trẻ ăn ngũ cốc từ 13-23 tháng tuổi so với trẻ không ăn ngũ cốc

Cuối cùng, 

Dinh dưỡng cũng có nhiều quan điểm, và ăn uống đa dạng các loại ngũ cốc và hạt, nhất là ngũ cốc nguyên hạt là có lợi cho sức khoẻ. 

Việc đưa ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn dặm của con từ sớm còn mang đến cơ hội tuyệt vời để trẻ chấp nhận ăn ngũ cốc nguyên hạt suốt cả cuộc đời – Một thói quen ăn uống lành mạnh. 

Ăn ngũ cốc như thế nào, cách nấu ra sao, cách cho con ăn khoa học, mẹ cần tài liệu cụ thể, inbox Mămmy tặng nhé. Tuy nhiên số lượng có hạn. 

 

Tài liệu dùng trong bài này: 

  1. Nghiên cứu về ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh của chính phủ Hoa Kỳ: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6412837/
  2. Nghiên cứu về thực phẩm ngũ cốc ở trẻ sơ sinh: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6950092/
  3. Các yếu tố quyết định hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21330436/ 

 

Xem thêm thông tin về sản phẩm của Mămmy tại:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Bạn cần giải đáp thắc mắc

Gọi ngay cho Mămmy

Shopping Cart