Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em

Biếng ăn ở trẻ em là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến không đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của trẻ.

1: VÌ SAO TRẺ BIẾNG ĂN

how to wean1 scaled - Mămmy

Biếng ăn ở trẻ có nhiều mức độ, như ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn một vài loại thức ăn, đến từ chối ăn hoàn toàn, sợ hoặc nôn khi nhìn thấy thức ăn. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ bao gồm:

1.1. KHẨU PHẦN ĂN THIẾU CÂN ĐỐI HOẶC BÉ ĂN DẶM QUÁ SỚM

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc khẩu phần ăn thiếu cân đối, chỉ ăn một nhóm thực phẩm hoặc thiếu bốn nhóm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất.

Điều này dẫn đến thiếu vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), làm chậm quá trình chuyển hóa; thiếu kẽm khiến trẻ lười ăn và hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ gây táo bón, chướng bụng, khó chịu; hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân.

1.2. THAY ĐỔI SINH LÝ HOẶC MẮC BỆNH

Các thay đổi sinh lý như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng đều có thể khiến trẻ biếng ăn. Đau đớn và khó chịu từ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng, hoặc rối loạn chức năng tiêu hóa, thiếu men tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu đều làm trẻ không muốn ăn. Trẻ nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi) cũng thường ăn ít hoặc bỏ ăn do không cảm thấy đói.

Biếng ăn cũng có thể do dùng kháng sinh kéo dài, uống sắt, hoặc vitamin A, D quá liều.

1.3.THÓI QUEN CHO TRẺ ĂN TỪ CHA MẸ

Tình trạng biếng ăn có thể do món ăn không hấp dẫn hoặc lặp lại quá nhiều. Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định, ăn nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn làm trẻ không cảm thấy đói. Cho trẻ xem TV hoặc chơi điện tử trong khi ăn cũng khiến trẻ không tập trung, ăn lâu, và dẫn đến chán ăn dù ăn chưa được nhiều. Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn không hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều cũng là nguyên nhân.

1.4. YẾU TỐ TÂM LÝ

Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức có thể khiến trẻ ngậm thức ăn, nôn ói, hoặc chống đối. Điều này dẫn đến trẻ sợ ăn và biếng ăn. Thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, hoặc người cho ăn, đặc biệt khi trẻ phải xa bố mẹ hoặc ông bà, cũng làm trẻ thay đổi tâm trạng và không muốn ăn.

2: HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHI TRẺ BIẾNG ĂN

Mămmy

1. HẬU QUẢ CỦA BIẾNG ĂN Ở TRẺ

Biếng ăn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi với biểu hiện đa dạng: trẻ 6 tháng bú ít, không hào hứng với đồ ăn dặm; trẻ lớn hơn ăn chậm, ngậm thức ăn không nuốt, không đòi ăn, giả vờ đau bụng khi đến bữa ăn. Khi biếng ăn kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não.

Hơn nữa, trẻ biếng ăn thường suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại virus, vi khuẩn, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như cảm cúm, tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Khi bị ốm, bé càng biếng ăn và sức đề kháng càng suy giảm. Thiếu dinh dưỡng và ốm yếu còn dẫn đến rối loạn nhận thức và cảm xúc, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức và học tập trong thời gian dài.

2. GIẢI PHÁP KHI TRẺ BIẾNG ĂN CHẬM TĂNG CÂN

Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ đòi hỏi sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và bác sĩ. Một số biện pháp cha mẹ có thể áp dụng bao gồm:

2.1. CHẾ BIẾN MÓN ĂN ĐỦ HẤP DẪN

Phụ huynh nên chú trọng cả dinh dưỡng và sự hấp dẫn của món ăn. Thay vì trộn tất cả các loại thực phẩm bổ dưỡng thành cháo, bột, cha mẹ nên đa dạng hóa nguyên liệu và cách chế biến để món ăn thu hút trẻ. Cho bé cùng đi chợ, chọn món mình thích hoặc tự trang trí món ăn cũng là cách để trẻ thấy ăn uống thú vị hơn.

2.2. TẠO KHÔNG KHÍ VUI VẼ KHÔNG NÊN ÉP TRẺ ĂN

Cha mẹ không nên ép trẻ ăn hết khẩu phần, tạo áp lực tâm lý. Hãy tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ tự ăn một cách chủ động, tránh tình trạng sợ ăn, giả vờ đau bụng, nôn ói khi đến giờ ăn.

2.3. KHÔNG CHO TRẺ ĂN VẶT TRƯỚC BỮA ĂN

Tránh cho trẻ ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước bữa chính, để bé cảm thấy đói và muốn ăn trong các bữa chính. Phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung sau bữa chính.

2.4. TẬP CHO TRẺ THÓI QUEN VẬN ĐỘNG

Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động, giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng để bé mau đói và ăn ngon hơn. Các hoạt động như chơi ngoài trời, đi xe, bơi, hoặc vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà đều có lợi.

2.5. BỔ SUNG CÁC DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT 

Trẻ biếng ăn cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, sắt, kẽm, lysine và i ốt. Phụ huynh có thể cho trẻ dùng thêm thực phẩm giàu vi chất hoặc thuốc bổ sung dưỡng chất theo khuyến nghị của bác sĩ.

2.6. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần để tránh nhiễm giun, sán gây suy nhược và biếng ăn.
  • Không trộn thuốc vào món ăn của trẻ để tránh làm trẻ đề phòng khi ăn uống.
  • Để bé tham gia sơ chế nguyên liệu nấu ăn, giúp trẻ muốn ăn những món mình góp công chế biến.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ để bé không bị ngán khi phải ăn quá nhiều trong một bữa.

Cha mẹ cần kiên nhẫn và kết hợp nhiều biện pháp để giúp bé ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi chứng biếng ăn, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cha mẹ cũng có thể tham khảo các sản phẩm đến từ nhà Mămmy để góp phần bổ sung đa dạng thực đơn ăn dặm cho con

 

Xem thêm thông tin về sản phẩm của Mămmy tại:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Bạn cần giải đáp thắc mắc

Gọi ngay cho Mămmy

Shopping Cart