Thực đơn ăn dặm bổ não cho bé 6 tháng (30 ngày đầu tiên)

Rất nhiều mẹ dù đã nghiên cứu cả chục kiểu ăn dặm phổ biến rồi thì vẫn không biết bắt đầu cho con ăn dặm thế nào. Đặc biệt đối với những mẹ tập 1 thì càng bỡ ngỡ và lo lắng nhiều hơn. Mămmy xin giới thiệu cho các mẹ thực đơn 30 ngày đầu tiên ăn dặm, được tổng hợp từ trong cuốn sách nổi tiếng Ăn dặm bổ não – Phương pháp ăn dặm tập trung vào 16 chất dinh dưỡng thiết yếu cho con trong 2 năm đầu đời.Untitled design 1 - Mămmy

 

THỰC ĐƠN 30 NGÀY ĂN DẶM BỔ NÃO:

Nấu theo phương pháp ăn dặm bổ não nghĩa là:

  • Nấu theo nhu cầu vitamin và nhu cầu tăng trưởng của con
  • Đa dạng– Dùng tối thiểu 5/8 nhóm thực phẩm/ bữa
  • Đủ chất béo tốt – 5ml/bữa dầu ăn dặm, hãy đầu tư loại tốt nhất (giàu DHA và OMEGA3 nhất) cho em bé trong giai đoạn quan trọng này.
  • Cao năng lượng – Hầu hết các món ăn nên hấp/xào chín sau đó xay nhuyễn. Ít dùng tới nước. Hãy nhớ rằng: 2 năm đầu đời là lúc con bạn cần nhiều năng lượng hơn bất cứ thời điểm nào khác, em bé của bạn cần những thức ăn bổ dưỡng.

TUẦN 1

Trong 3 ngày đầu tiên, mẹ sẽ cho bé thức ăn thật loãng, chỉ đặc hơn sữa mẹ một chút. Sau 3 ngày chúng ta sẽ tăng dần độ đặc lên và cho đầy đủ ⅝ nhóm thực phẩm. Ở độ tuổi này, dạ dày của bé còn nhỏ nên mỗi bữa chỉ ăn được một lượng nhỏ khoảng 2 đến 3 thìa thức ăn, cho bé ăn ngày 1 lần. 
Nhiều mẹ cũng hỏi sao không thấy món nào có cháo, thế thì phải cho cháo vào đâu? Câu trả lời là tất cả các món ăn dưới đây của Ăn dặm bổ não đều đã được cân bằng tinh bột. Tinh bột được đến từ bí đỏ, khoai tây, ngô, khoai lang, bánh mì… Càng cho bé ăn đa dạng thì bé càng có nhiều dưỡng chất. Gạo/cháo rây chỉ là 1 dạng của tinh bột và thường đã thất thoát hầu hết các vitamin. Vì thế mẹ có thể cho ăn cháo, nhưng nên thay đổi đa dạng sang bí đỏ, chuối, táo, khoai, … chứ đừng cho bé ăn gạo/cháo từ bữa này qua bữa khác nhé.
Tất cả các công thức này các mẹ đều có thể tra cứu kỹ trong cuốn sách Ăn dặm bổ não nhé. Link mua sách tại đây
Ngày 1: Bí đỏ nghiền (thật loãng)

Hấp chín 50g bí đỏ xong cho cho bí đỏ cùng sữa mẹ/ sữa công thức/nước ấm, đem xay thật mịn.

 

1 1 - Mămmy

Ngày 2: Đu đủ nghiền (thật loãng)

Hoa quả là một trong những nguồn cung cấp vitamin tốt nhất. Hoa quả phân thành 2 loại:

  1. Quả cứng: không thể dùng 2 ngòn tay miết mịn được. Loại quả này mẹ cần hấp mềm mới cho bé ăn. Ví dụ như táo, lê…
  2. Quả mềm: Loại quả dùng 2 ngón tay miết là mềm: Loại quả này không cần hấp, mẹ chỉ cần xay nhuyễn là bé có thể ăn được rồi. Nhớ là chọn quả chín cho bé mẹ nhé.

2e9bd3589e315b6f0220 - Mămmy

 

Ngày 3: Thịt heo nghiền (thật loãng)

 

Thịt rửa sạch, đem luộc 50g thịt cùng vài lát gừng. Xay thịt cùng 100g cháo và 50ml sữa mẹ đến khi thật mịn.

Từ buổi ăn dặm thứ 4, mẹ đã có thể bổ sung thịt để bổ sung đạm cần thiết cho con. WHO và Unicef đều khuyến cáo ‘Thịt là món ăn tuyệt vời để bắt đầu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi’. Mẹ có thể đọc ở đây https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition

Ở độ tuổi này, bé có thể ăn được 20g đạm thịt/ cá/ hải sản trong một ngày.

 

5bf073e046688436dd79 - Mămmy

 

Ngày 4: Cá basa nướng

Chuẩn bị 50g cá basa được làm sạch, 30g khoai tây được làm sạch, bào vỏ, cắt nhỏ. Đem nướng cá ba sa và khoai tây trong nồi nướng trong 15-20p. Sau đól, đem nguyên liệu đã nướng đi xay mịn cùng với sữa mẹ/ sữa công thức/ nước ấm.

 

3 - Mămmy

Ngày 5:Thịt heo, súp lơ trắng và khoai lang (đặc hơn)

 

4 - Mămmy

Ngày 6:Thịt heo, súp lơ trắng và khoai lang (đặc hơn)

 

5 - Mămmy

 

Ngày 7: Súp khoai tây và đậu hà lan

Nguyên liệu:

  • 30g ức gà
  • 20g khoai tây, sữa mẹ
  • 10 súp lơ xanh ( chỉ lấy phần hoa)
  • 30g đậu hà lan

Cách làm:

  • Đậu hà lan ngâm qua đêm, bóc vỏ.
  • Hấp thịt gà, khoai tây, súp lơ, đậu hà lan khoảng 15p
  • Thịt gà thái nhỏ rồi cho vào xay cùng các 
  • Thêm sữa điều chỉnh độ loãng như mong muốn

6 - Mămmy

TUẦN 2 + 3:

Trong tuần này, bé sẽ ăn được thức ăn đặc hơn. Mục tiêu của giai đoạn này là làm quen với đồ ăn chứ không nặng về cung cấp năng lượng. Mẹ hãy đặt mục tiêu đa dạng, hãy hỏi mình đã cho con nếm thử được bao nhiêu vị, chứ đừng hỏi bé ăn được bao nhiêu nhé.

Ngày 1: Cá hồi với rau chân vịt

7 - Mămmy

Ngày 2: Thịt bò, cà rốt, khoai tây

Nguyên liệu:

  • 50g thịt bò xay
  • 50g cà rốt thái hạt lựu
  • 50g khoai tây thái hạt lựu
  • 20g hành tây thái hạt lựu
  • 1 thìa dầu chiên xào cho bé
  • Sữa mẹ/ sữa công thức

Cách làm:

  • Đun nóng dầu trong chảo, sau đó xào hành tây tới trong, thêm thịt bò bằm và xào chín thịt bò.
  • Cho thêm cà rốt, khoai tây cùng 200ml nước sau đó đun sôi thật nhỏ lửa tới khi chín mềm. Khoai tây khi xào hơi cháy cạnh sẽ có mùi rất thơm. Đây là một món ăn thú vị cho bé.
  • Nghiền nhuyễn hỗn hợp để đạt được độ mịn  mong muốn. Thêm sữa để điều chỉnh độ đặc.

 

Ngày 3: Thịt heo, súp lơ trắng và khoai lang

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc heo: 30g (để nguyên miếng hấp, sau khi chín thì thái hạt lựu để xay)
  • 30g súp lơ trắng ( chỉ lấy phần hoa)
  • 20g khoai lang, gọt vỏ và xắt hạt lựu
  • 10ml dầu chiên xào chuyên dành cho bé
  • 100ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm:

  • Hấp thịt nạc, khoai lang, và súp lơ tới khi chín khoảng 8-10 phút.
  • Để bớt nguội, sau đó xay cùng dầu ăn và sữa.

Ở những bữa đầu tiên, mẹ hãy thêm sữa mẹ để điều chỉnh cho thức ăn hơi loãng, mỗi bữa cho bé ăn khoảng 30ml, nếu bé ăn hết, lần sau hãy thêm 15ml nữa. Vitamin C trong bông cải trắng sẽ tăng hấp thụ sắt trong thịt, tốt cho cơ thể đang lớn của con.

 

14 1 - Mămmy

Ngày 4: Soup khoai tây, đậu hà lan

 

9 - Mămmy

Ngày 5: Súp lơ trắng, phô mai và khoai tây

 

8 - Mămmy

Ngày 6: Orange summer
  • 50g thịt heo
  • 50g cà rốt thái hạt lựu
  • 1 quả chuối, bỏ vỏ
  • 1 má trái xoài, bỏ vỏ.
  • 1 nhúm hạt chia
  • 10ml dầu ăn/ dầu ô liu
  • Sữa mẹ nếu cần

Cách làm

  • Thịt heo rửa sạch, luộc chín cùng với cà rốt, sau đó cắt hạt lựu để dễ xay
  • Cho tất cả nguyên liệu vào xay cùng nhau tới khi đạt được độ mịn cần thiết. Nếu bé ở 7-8 tháng tuổi, bạn có thể ngâm nở hạt chia sau đó cho thêm vào món ăn mà không cần xay nhuyễn hạt chia nữa. Hạt chia rất dễ hấp thụ và trơn, bé sẽ rất thích.

6 1 - Mămmy

Ngày 7:  Bánh pie bí ngô

Thành phần:

  • 50g thịt bò
  • 100g bí đỏ
  • 50g nước cốt dừa
  • Nửa trái táo, chọn loại ngọt
  • 50g khoai lang ( bạn có thể thay đổi khoai màu tím/ vàng/ trắng mỗi lần nấu để con được cung cấp các vitamin khác nhau)
  • 1 nhúm nhỏ hạt chia hoặc hạt vừng ngọc mămmy
  • 1 thìa dầu ăn dặm bổ não hạt lanh Mămmy
  • Một chút xíu bột quế, 5g gừng băm nhỏ.

Cách nấu:

  • Luộc thịt bò chín mềm, cắt nhỏ, chuẩn bị xay.
  • Bí đỏ, táo, khoai lang bỏ vỏ, xắt hạt lựu và hấp 10p tới chín mềm.
  • Khi nguyên liệu nguội bớt, cho tất cả vào cùng với hạt lanh, xay chung với dầu ăn và gừng băm nhỏ. Sau đó thêm 1 chút xíu bột quế và nếm thử.
  • Dùng sữa mẹ để điều chỉnh nếu hỗn hợp quá đặc hoặc thêm sữa công thức nếu bị loãng. Tới khi đạt được độ đặc phù hợp. Ở 6 tháng tuổi, em bé sẽ chỉ ăn đặc hơn sữa mẹ một chút xíu thôi nhé.

7 1 - Mămmy

TUẦN 4:

Đến tuần thứ 4 ăn dặm, em bé có thể bắt đầu tăng lên 2 bữa chính/ ngày, bé vẫn cần sữa mẹ như là thức ăn chính bên cạnh làm quen vị thức ăn mới 

Ngày 1:
Bữa sáng: Trứng bác cà chua

1 - Mămmy

Bữa trưa: Cà rốt, táo, gừng

Nguyên liệu:

  • 50g cà rốt cắt hạt lựu
  • 100g táo bỏ vỏ, cắt hạt lựu
  • 5g gừng bào hoặc thái sợi nhỏ
  • 50g thịt heo
  • 10ml dầu ăn
  • 50g khoai tây.

Cách làm:

  • Thịt heo làm sạch, luộc chín, sau đó thái hạt lựu để chuẩn bị xay.
  • Cà rốt, táo, khoai tây xắt hạt lựu, hấp trong 10p tới chín mềm.
  • Cho tất cả vào xay cùng dầu ăn dặm bổ não tới khi đạt được độ mịn như ý. Dùng nước hấp rau củ để điều chỉnh độ đặc nếu cần.
2 - Mămmy
Ngày 2:

Buổi sáng: Cháo yến mạch
Nguyên liệu:

  • 30g yến mạch cán
  • 100ml nước hoặc sữa tươi không đường
  • 20g quả nghiền, trái cây thái nhỏ hoặc các loại hạt nghiền
  • 10g bơ

Cách làm:

  • Cho yến mạch và nước vào nồi và đun sôi. Khi bắt đầu sôi thì ta vặn lửa thật nhỏ và đậy nắp nồi.
  • Nấu trong 5p cho đến khi yến mạch mềm và nở ra gần hết nước. Bạn có thể cho thêm nước nếu muốn cháo thật mịn và loãng hoặc cho ít nước hơn nếu muốn cháo đặc và sánh
  • Trước khi hoàn thành 2p, cho ít trái cây vào, khuấy đều. Thêm bơ vào và cho bé ăn ấm.

3 - Mămmy
Buổi chiều:  Súp khoai tây, đậu hà lan 

 

9 - Mămmy

Ngày 3:

Bữa sáng: Bánh phô mai củ cải đường

Nguyên liệu:

  • 50g Khoai lang Nhật
  • 30g Nước cốt dừa
  • 50g đậu đỏ ngâm nước nóng 2 tiếng.
  • 100g Củ cải đường bỏ vỏ, cắt hạt lựu.
  • 2 quả chà là, bỏ vỏ, bỏ hạt
  • 1 nhúm hạt chia, vài giọt vani.

Cách làm:

  • Đậu đỏ ngâm nước nóng già tay khoảng 2 tiếng, sau đó cho nước xâm xấp và đun tới khi hạt đậu chín bở mềm ra. Vớt ra, để nguội.
  • Khoai lang nhật, củ cải đường cắt hạt lựu, hấp khoảng 10p tới chín mềm.
  • Cho Khoai lang, củ cải đường, đậu đỏ, hạt chia và chà là vào xay chung. Củ cải đường mọng nước thường sẽ làm kết cấu món ăn loãng hơn, nhưng nếu chưa đủ loãng, mẹ có thể thêm nước mà chúng ta vừa hấp rau củ đó. Nước hấp rau củ có chứa một số vitamin và khoáng chất có thể tận dụng.

5 - Mămmy

Buổi chiều: Sữa chua dầm trái cây (nho, kiwi, bơ,..)

6 - Mămmy

Ngày 4:

Buổi sáng: Bánh pie bí ngô

7 - Mămmy

Buổi chiều: Súp lơ trắng, phô mai và khoai tây

9 - Mămmy

Ngày 5:

Buổi sáng: Soup khoai tây, đậu hà lan 

4 - Mămmy

Buổi chiều: Pudding sữa và nho khô

Nguyên liệu:

  • 25g gạo
  • 300ml sữa tươi nguyên chất
  • 1/2 trái táo gọt vỏ, nạo nhỏ
  • 1 thìa nho khô
  • 2 thìa hoa quả nghiền bất kì

Cách làm:

  • Cho gạo và sữa tươi vào nồi nhỏ. Đun sôi, đậy vung rồi giảm nhiệt độ, đun nhỏ lửa trong 30 phút hoặc tới khi cơm chín và sữa cạn dần. Bạn nhớ để lửa thật nhỏ, không để sữa sôi bùng lên thì mới có món pudding đặc sệt và mịn như kem.
  • Cho nho khô và táo vào nồi khác cùng 5 thìa nước, đun liu riu tới khi táo mềm.
  • Trộn đều 2 hỗn hợp trên vào với nhau. Có thể cho bé ăn thêm với hoa quả nghiền để tạo hương vị.
  • Đừng quên cho bé uống 1 thìa dầu hạt lanh bổ não để bé có đủ OMEGA 3 phát triển trí não mẹ nhé.
  • Món ăn này có thể dùng kèm với sốt hoa quả, hoặc các loại hạt giòn, hoặc rắc hạt chia, vừng hữu cơ Mămmy rất bổ dưỡng mẹ nhé.

 

10 - Mămmy

Ngày 6:
Buổi sáng: Bí ngô, thịt heo, lê

11 - Mămmy

Buổi chiều: Khoai tây, bông cải xanh, phô mai

12 - Mămmy

 

Ngày 7:

Buổi sáng: Cà rốt, táo, gừng

13 - Mămmy

Buổi chiều: Thịt nạc, súp lơ trắng và khoai lang

Chuẩn bị 50g thịt heo được làm sạch, cắt miếng 

 

14 - Mămmy

CÁCH KIỂM TRA BỮA ĂN ĐÃ ĐÚNG VỚI PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM BỔ NÃO

Mẹ nên cho bé ăn dặm bổ não ngay từ những bữa đầu tiên, giúp bé được ăn uống khoa học, đầy đủ vitamin giúp con tránh được biếng ăn, nuôi dưỡng hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và não bộ thông minh. Để kiểm tra xem mình đã làm đúng theo phương pháp ăn dặm bổ não, mẹ lưu ý các điều sau:

  • Chứa ⅝ nhóm thực phẩm mỗi bữa ăn
  • Chứa 5-10ml dầu mỡ tốt (dầu chiên xào và dầu cho bé ăn trực tiếp)
  • Kiểm tra độ đậm năng lượng
  • Chứa 70% protein và chất béo từ động vật
  • Đầy đủ các vitamin mà não và cơ thể cần
  • Mềm, dễ nuốt. Sạch và an toàn.

Dầu ăn dặm cho bé dùng thế nào đọc ở đây.

Hy vọng mẹ đã nắm rõ các nguyên tắc vàng khi con ăn dặm cùng những công thức dễ làm mà tràn đầy dưỡng chất cho con! Tất cả công thức được cập nhật từ sách Ăn dặm bổ não, quyển sách sẽ là cẩm nang cho mẹ vượt khó thời gian này đấy!

Tham khảo cách nấu đúng chuẩn ăn dặm bổ não tại đây

THỰC ĐƠN ĂN DẶM BỔ NÃO CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI

Thực đơn 30 ngày đầu tiên cho bé ăn dặm bổ não các mẹ có thể đọc tại đây

Mua sách Ăn dặm bổ não tại đây

Mua các thực phẩm ăn dặm bổ não tại đây

Xem thêm thông tin về sản phẩm của Mămmy tại:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Bạn cần giải đáp thắc mắc

Gọi ngay cho Mămmy

Shopping Cart