Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, song song với việc tập nhai, nuốt thì việc tập bé uống nước cũng sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của bé, giúp con tự lập ngay từ nhỏ. Tập uống cho bé như thế nào là đúng cách? Mẹ hãy tham khảo bài viết này của Mămmy để tìm hiểu nhé!
Uống nước hiệu quả và khoa học
Đầu tiên, mẹ cần biết rằng em bé không giống như người lớn, không phải uống nhiều nước là sẽ tốt cho sức khỏe. Nếu mẹ không nắm được thời điểm nào nên bắt đầu bổ sung cho con nước ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức thì ngược lại sẽ gây hại cho con. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp để bổ sung nước cho con?
Nội Dung
ToggleI.Thời điểm mẹ có thể tập cho con uống nước.
1: Trẻ sơ sinh có cần uống nước không
Câu hỏi về việc trẻ sơ sinh cần uống nước hay không thường phụ thuộc vào độ tuổi của bé, nhất là trong những ngày đầu đời. Trong giai đoạn này, sữa mẹ luôn được coi là lựa chọn tốt nhất, không chỉ vì hàm lượng dinh dưỡng mà còn bởi sữa mẹ tự nhiên cung cấp đủ lượng nước cho bé. Sử dụng nước lọc hay nước đun sôi không thường được khuyến khích.
Không chỉ sữa mẹ, sữa công thức cũng chứa đựng một lượng nước cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ uống nước khi bé bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Để làm rõ, 6 tháng tuổi được coi là thời điểm quan trọng để quyết định liệu trẻ sơ sinh cần được uống nước hay không.
2. Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước được không
Có được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước không? Câu trả lời là không, vì đối với bé, việc chỉ cần uống sữa mẹ là đã đủ. Dưới đây là một số thông tin quan trọng khi xem xét việc cho trước 6 tháng tuổi uống nước:
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Nước có thể làm bé có cảm giác no và giảm sự muốn bú, trong khi sữa mẹ lại cung cấp nguồn dinh dưỡng chính. Cho trẻ sơ sinh uống nước dưới 6 tháng tuổi có thể tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.
- Không đủ cân nặng: Nước không thể thay thế sữa mẹ, và việc uống nước có thể dẫn đến việc trẻ không đủ lượng calo cần thiết, gây mất cân nặng.
- Mất cân bằng, nhiễm độc nước: Việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể mang theo rủi ro nguy hiểm, đặc biệt là về mất cân bằng điện giải, gây ra các vấn đề như động kinh, co giật.
- Giảm tiết sữa mẹ: Uống nước có thể làm cho bé lười bú và do đó, sự tiết sữa mẹ giảm đi. Trong thời gian dài, điều này không tốt cho sức khỏe của bé.
3. Trẻ trên 6 tháng tuổi uống nước
Nhiều chuyên gia y tế đều cho rằng sau khi bé tròn 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng. Trong giai đoạn này, khi bé bắt đầu ăn dặm, việc uống nước trở nên thích hợp.
Lý do cho việc này là vì hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn, và việc cung cấp nước sẽ mang lại những lợi ích như:
- Hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy nhanh chóng hơn
- Giữ cho hệ khớp và mô được bôi trơn
- Duy trì và ổn định lượng máu của trẻ
Với những lợi ích này, việc cho trẻ uống nước sau 6 tháng tuổi có thể đóng góp vào sự phát triển và sức khỏe tổng thể của bé.
4. Trẻ 12 tháng tuổi uống nước
Trẻ 12 tháng tuổi có thể chuyển sang uống nước bình thường mà không cần sữa mẹ nhiều như trước. Khi hoạt động nhiều hơn, nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể của bé tăng lên.
Nước không chỉ giúp làm mềm chất thải mà còn thúc đẩy nhu động ruột, làm cho quá trình đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này, lượng nước mà trẻ 1 tuổi cần mỗi ngày là khoảng 8 ounce, tương đương với 227ml. Việc này sẽ đảm bảo rằng bé nhận được đủ lượng nước cần thiết để duy trì sức khỏe và phát triển.
2. Tập con uống nước đúng cách như thế nào.
Tạo thói quen
Tạo cho bé thói quen cố định uống nước trong ngày chẳng hạn như sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Bé sẽ quen với lịch uống nước như vậy.
Hãy rèn cho bé thói quen uống nước ngay từ khi còn bé bằng cách thường xuyên nhắc nhở và động viên bé uống nước. Mẹ có thể cho con uống sau bữa ăn 1 -2 tiếng để hỗ trợ tiêu hóa.
Sử dụng cốc tập uống nước
Để tập con uống nước mẹ có thể sử dụng cốc tập uống để con làm quen. Có thể cho bé cầm cốc để cảm nhận được nước chạm vào miệng.
Nên sử dụng cốc tập uống để hỗ trợ con uống nước, mẹ nên chọn loại cốc tập uống silicone chống trơn trượt, rơi vỡ, có chức năng hỗ trợ con cầm nắm, hút và uống nước, vì lúc này con chưa thể tự uống được.
Các loại cốc tập uống hiện nay thường kèm theo cả ống hút tập uống, bé chỉ cần bóp nhẹ thành cốc là sẽ đưa được nước dễ dàng lên để uống.
Làm mẫu cho bé và khuyến khích con.
Bé rất hay bắt chước theo người lớn, đặc biệt là bố mẹ. Việc uống nước thường xuyên mỗi ngày trước mặt bé sẽ giúp con ghi nhớ hành động và làm theo hành động tích cực đó.
Khi bé uống đủ lượng nước, mẹ hãy khuyến khích con để tạo nên trạng thái tinh thần tích cực, con sẽ hào hứng khi uống nước. Và đặc biệt hãy lắng nghe cơ thể bé, nếu bé không cảm thấy khát không cần ép con uống quá nhiều nước.
Giữ cốc nước gần bé.
Mẹ nên đặt cốc nước ở những nơi bé dễ thấy, những nơi bé thường xuyên qua chơi như góc phòng chơi, bàn ăn hoặc phòng trang trí.
Sử dụng các loại cốc tập uống màu sắc sinh động, hình thù ngộ nghĩnh để bé thích thú uống nước.
3. Các loại nước mẹ nên cho con uống.
Việc chọn các loại nước uống thích hợp cho bé tập uống vô cùng quan trọng để con có trải nghiệm tích cực và tập thói quen uống nước lành mạnh vào lối sống hằng ngày.
Khi tập uống nước, nước lọc sẽ là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bé, là thức uống khởi đầu giúp bé phát triển thói quen uống nước sạch, lành mạnh ngay từ nhỏ.
Mẹ có thể bổ sung thêm nước ép để thay đổi và bổ sung thêm vitamin cho con. Nước ép mẹ nên sử dụng trái cây ép nguyên chất không thêm đường. Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi có thể dùng 120 -180ml nước ép/ ngày.
Nước luộc rau củ (nước dashi) cũng là một trong các loại thức uống dinh dưỡng mẹ có thể cho bé tập uống, mẹ nên luộc nước từ các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, bắp cải, bí đỏ,… Khi luộc nước rau củ cho bé mẹ không thêm gia vị, luộc thật nhạt và loãng để bé tập làm quen.
Đồng hành cùng con lớn lên là hành trình vô cùng tuyệt vời, tuy nhiên mẹ cũng sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn đặc biệt trong giai đoạn đầu như khi cho con ăn dặm.
Hi vọng rằng với bài viết này Mămmy sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn khi tập uống nước cho con, để hành trình nuôi dạy con tuyệt vời hơn. Nhớ theo dõi các bài viết sắp đến của Mămmy để có thêm nhiều thông tin hữu ích nuôi dạy con mẹ nhé!