Chế độ ăn dặm
của con trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng, giai đoạn này bé cần rất nhiều dưỡng chất để phát triển. 4 nhóm chất dưới đây mà Mămmy chia sẻ là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé trong giai đoạn ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua.
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, cơ thể sẽ có nhu cầu dinh dưỡng tương tự người lớn để duy trì sự sống, vận động và phát triển toàn diện. Trong bữa ăn của bé sẽ cần có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:
Nội Dung
Toggle1. CHẤT BỘT ĐƯỜNG
Chất bột đường là nguồn dinh dưỡng vô cùng cần thiết trong giai đoạn ăn dặm của con, là nguồn dinh dưỡng chính trong hệ thống thần kinh trung ương và là năng lượng cho các co quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả.
Gợi ý các thực phẩm chứa chất bột đường cao mẹ nên lưu lại cho con ăn dặm:
2. CHẤT ĐẠM
Chất đạm (protein) đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé, đây là chất giúp duy trì cơ bắp, xương, máu, da và các cơ quan tổ chức trong cơ thể. Đây cũng là chất tạo ra kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật và vận chuyển các dưỡng chất.
Các loại thực phẩm chứa lượng protein cao và rất tốt cho bé ăn dặm như:
- Đậu Lăng Đỏ
- Quinoa
- Hạt Chia
- Ức gà
- Thịt bò, thịt gà.
- Bông cải xanh
- Sữa và chế phẩm từ sữa.
- Cá hồi.
- Khoai tây
3. CHẤT BÉO
Chất béo rất tốt cho não bộ và sự phát triển toàn diện của bé, đây là một trong 4 nhóm chất thiết yếu mẹ không nên bỏ qua trong giai đoạn đầu đời của con. Chất béo giúp cung cấp năng lượng, hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K, là thành phần chính tạo ra tế bào và màng tế bào, hỗ trợ cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của con.
Nguồn cung cấp chất béo chủ yếu đến từ các loại thực phẩm như:
- Dầu ăn dặm
- Bơ
- Các loại hạt có dầu:
- Hạt Chia
- Thành phần của thịt, sữa, trứng.
- Cá hồi
4. VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT
Vitamin A Để giúp bé có được đôi mắt và thị lực tốt thì vitamin A không thể thiếu trong bữa ăn dặm của con. Vitamin A còn hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch của bé.
Vitamin A thường có nhiều trong các loại rau củ, quả có nhiều màu sắc như:
- Cà rốt
- Súp lơ
- Khoai lang
- Đậu
Vitamin B đặc biệt là vitamin B1, B2, B3, B6, B12,.. giúp cơ thể tạo ra và sử dụng năng lượng, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn và hỗ trợ chức năng tiêu hóa cho con. Bé bị thiếu vitamin B sẽ có khả năng bị thiếu máu.
Mẹ có thể bổ sung vitamin B cho bé bằng các loại thực phẩm:
- Ngũ cốc hạt
- Cá
- Rau xanh
- Sữa
Vitamin C có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của bé, chống lại các vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành nhanh chóng các vết thương và trầy xước.
Nguồn cung cấp vitamin C nhiều nhất là trong các loại trái cây như:
- Cam
- Ổi
- Dâu tây
- Cà chua
Vitamin D hỗ trợ cho sự phát triển xương và răng của bé, nếu bé không đủ lượng vitamin D con sẽ dễ bị còi xương, rối loạn về xương.
Sữa mẹ là một trong số ít nguồn vitamin D, vì vậy bé cần bổ sung sữa mẹ khoảng 800-900ml sữa mỗi ngày để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Các nguồn vitamin D cho bé:
- Sữa
- Lòng đỏ trứng
- Tôm, hàu
- Nấm
- Đậu hà lan
Canxi rất tốt cho sự phát triển của xương và răng, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các bé từ 1-3 tuổi cần nhu cầu canxi khoảng 500mg.
Ngoài sữa mẹ thì nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi nhất là:
Sắt có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp, vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể bé.
Chất sắt thường có nhiều trong:
- Thịt bò.
- Hạt óc chó
- Rau xanh đậm.
- Đậu.
Chế độ ăn dặm đủ kẽm sẽ giúp cho con tránh được tình trạng bị cảm, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của virus và các loại vi trùng khác.
Mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé qua các nguồn thực phẩm như:
- Phô mai
- Thịt bò, gà.
- Tôm.
- Ngũ cốc.
Trên đây là 4 nhóm chất quan trọng mẹ cần lưu ý trong chế độ ăn dặm của bé, các chất này vô cùng cần thiết trong giai đoạn đầu đời của con, sẽ giúp bé có được sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Cảm ơn mẹ đã đọc bài viết và nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo của Mămmy để tìm hiểu thêm kiến thức nuôi con hữu ích mẹ nhé.