Trong quá trình ăn dặm, việc hình thành phản xạ nhai cho con rất quan trọng. Tuy nhiên còn rất nhiều mẹ loay hoay trong quá trình dạy con cách tập nhai và nuốt thức ăn, để con hợp tác và không nhè thức ăn ra. Vì vậy, trong bài viết này Mămmy sẽ chia sẻ cho mẹ cách để mẹ
rèn phản xạ nhai cho con
yêu nhé!
Khi tháng tuổi tăng dần, con sẽ cần khẩu phần ăn lớn hơn từ nhiều loại thực phẩm mà không chỉ sữa mẹ là đủ. Vì vậy việc nhai nuốt thức ăn sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng của con.
Mẹ lo lắng con không chịu ăn sẽ bị thiếu chất? Mẹ không biết phải tập cho con tiếp nhận và nhai thức ăn như thế nào? Vậy thì phải tham khảo ngay 6 cách dưới đây mà Mămmy sắp chia sẻ cho mẹ nhé.
Nội Dung
Toggle1. CHỌN THỜI ĐIỂM ĂN DẶM THÍCH HỢP
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 6 tháng là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm. Nếu mẹ cho con ăn trước 6 tháng, bé sẽ không cảm thấy hứng thú với các loại thức ăn ngoài sữa mẹ và tập nhai các loại thức ăn đó.
Từ 6 tháng là thời điểm hệ tiêu hóa của con đã phát triển nhất định, bé có sự tò mò, thích thú khám phá thức ăn và thích đưa đồ ăn lên miệng để bắt chước động tác nhai.
2. TĂNG DẦN ĐỘ THÔ CHO CON
Mẹ hãy tập cho bé ăn thô dần từ các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa trước như khoai tây nghiền, đậu phụ,… Lúc đầu mẹ hãy nghiền nhuyễn thức ăn cho bé, sau đó tăng dần cho bé ăn những miếng nhỏ để con tập nhai. Dần dần mẹ có thể tăng dần độ lớn của miếng thức ăn vừa để con có thể nhai và nuốt dễ dàng.
Trong quá trình tăng thô cho con, mẹ hãy nhớ quan dõi phản ứng của bé khi ăn, nếu con nôn ói khi ăn thức ăn quá thô mẹ hãy tạm ngưng lại và tiếp tục cho con tập ăn các món mềm đến khi con có thể làm quen với thức ăn thô mới. Và như vậy mẹ cứ tăng dần độ thô cho đến khi con ăn được các món như thịt băm, cháo hạt hầm, …
3. CHỌN MÓN ĂN TẬP NHAI PHÙ HỢP
Việc mẹ chọn thực đơn ăn dặm và món ăn dặm mỗi ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến phản xạ nhai thức ăn của con. Mẹ cần chọn các món ăn để tập con có thể tự chủ ăn, gia vị phù hợp, hấp dẫn, có thể trình bày các món ăn đẹp mắt để con hứng thú tiếp xúc với các món ăn.
Các món ăn như: nui, mì tập nhai, bánh ăn dặm hoặc các loại thực phẩm mềm khô có thể hỗ trợ con nhiều trong việc tập nhai.
4. CUNG CẤP LƯỢNG SỮA PHÙ HỢP
Lượng sữa được khuyến khích cho bé 6 tháng đến 2 tuổi là từ 500ml – 700ml/ ngày. Đặc biệt sữa rất giàu carlo, nếu mẹ cho bé uống sữa nhiều con sẽ từ chối ăn thức ăn.
Không nên tạo cho bé thói quen uống sữa khi con lười ăn, điều này sẽ làm bé biếng ăn thường xuyên và sẽ khó tập nhai các loại thực phẩm thô khi ăn dặm. Nếu bé quen uống sữa thì khi nhai thức phẩm thô con sẽ bị nôn ọe.
5. CHO BÉ NGỒI ĂN CÙNG GIA ĐÌNH
Khi mẹ cho con ngồi ăn cùng với gia đình, con sẽ cảm thấy thích thú hơn, trẻ em hay có thói quen bắt chước các hành động của người lớn. Bé sẽ quan sát thức ăn, học cách nắm bốc và hình thành cả phản xạ nhai nuốt thức ăn như người lớn.
Thêm nữa khi ăn chung với người lớn, con sẽ không cảm thấy buồn chán trong các bữa ăn. Mẹ cũng có thể quan sát quá trình ăn của con rõ hơn.
6. ĐỂ TRẺ TẬP ĂN VỚI THỨC ĂN BỐC NHÓN
Nếu bé của mẹ đang trong giai đoạn chưa có khả năng tự cầm thìa nĩa thì mẹ có thể cho bé sáng tạo các món ăn dặm bốc nhón để bé tự bốc ăn. Việc này sẽ hình thành khả năng tự chủ cho bé, giúp bé thích thú với việc ăn uống hơn.
Các bé cũng hay có thói quen cầm thức ăn rồi bỏ vào miệng nhai, việc cho bé cầm các loại thức ăn tự nắm bốc cũng sẽ hình thành phản xạ nhai nuốt cho con yêu.
Mẹ cũng có thể mua các loại bánh ăn dặm tập bốc, tập nhai trên thị trường với hương vị thơm ngon và mềm để bé tập nhai, bánh ăn dặm tan nhanh không lo con sẽ bị hóc.
Trên đây là 6 cách hiệu quả mà các mẹ hay sử dụng để luyện phản xạ nhai cho con. Mămmy hy vọng bài viết này sẽ cho mẹ nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc, nuôi dạy bé khỏe mạnh.