Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức đầy đủ và khoa học về giai đoạn ăn dặm nói chung và ăn dặm bổ não nói riêng. Dưới đây là một số sai lầm thường mắc phải của các bậc phụ huynh trong việc cho con ăn dặm.
Những sai lầm trong việc cho con ăn dặm của các bậc phụ huynh
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của cha mẹ khi cho con ăn dặm là thường ép con ăn nhiều. Mỗi bé đều có một nhu cầu năng lượng khác nhau. Nếu cứ ép bé ăn nhiều trong một thời gian dài sẽ làm bé sợ ăn.
Sai lầm thứ hai mà các mẹ hay mắc là coi nước hầm xương có nhiều canxi tốt cho sự phát triển của trẻ. Thực tế, nước xương chỉ tạo cảm giác ngon miệng nhưng ít canxi hơn cả thịt. Thêm vào đó, trẻ muốn hấp thụ được canxi thì tỷ lệ canxi và phospho phải cân đối. Tuy nhiên, lượng phospho trong xương rất thấp. Trong quá trình đun nấu, chất béo động vật trong tủy xương thoát ra ngoài có thể gây khó tiêu, ức chế hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của cơ thể.
Nhiều mẹ quan niệm rằng thức ăn cho trẻ càng phong phú càng tốt nên thường xuyên thay đổi hoặc kết hợp nhiều loại thực phẩm trong một bữa ăn. Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn đầu vẫn chưa hoàn thiện và không có đủ khả năng tiêu hóa một số loại thực phẩm, nhất là các loại chứ nhiều protein, chất đạm, chất béo… Do vậy, cho trẻ ăn cùng lúc nhiều loại thực phẩmcó thể dẫn tới tình trạng khó tiêu, dịu ứng hoặc rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột….
Một số gia đình chỉ nấu cháo cho bé ăn suốt cả năm. Cháo không phải không tốt nhưng lượng dinh dưỡng trong cháo rất ít do có quá nhiều nước và con có xu hướng no nước nhưng không được bao nhiêu chất dinh dưỡng. Việc cho bé ăn cháo liên tục trong một thời gian dài khiến bé có cảm giác ngán và sợ ăn. Có một báo cáo rất nổi tiếng trên thế giới của quỹ Melinda&Gates về việc cháo là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng hàng đầu ở châu Á đã được chúng tôi dịch và đăng tải trong mục “tài tuyên cho cha mẹ”, các mẹ có thể tham khảo.
Một trong những lỗi phổ biến nhất là kéo dài bữa ăn của bé đến 1 – 2 tiếng. Kéo dài bữa ăn khiến bột hoặc cháo bị vữa, khó ăn. Thêm vào đó, bữa ăn kéo dài làm cho khoảng cách giữa các bữa ăn bị rút ngắn. Điều này khiến cho bé không có cảm giác muốn ăn. Vì vậy, bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài tối đa khoảng 30 phút.
Cho con ăn quá mặn cũng là sai lầm phổ biến của các bà mẹ trẻ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, trẻ trên một tuổi mới nên cho ăn thức ăn có gia vị. Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện, không đủ khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều protein, chất đạm, chất béo… Quá nhiều loại thức ăn một lúc không những khiến trẻ khTrước đó, trẻ nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.ông tiêu hoá được, mà còn có thể gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hoá, loạn khuẩn đường ruột, rối loạn nhu động ruột.
Ngoài ra, việc lọc thức ăn quá kỹ, cho bé ăn quá mặn, chỉ cho ăn những món bé thích hay bỏ qua một số dấu hiệu dị ứng thức ăn và táo bón… là những lỗi khá phổ biến mà các bậc phụ huynh hay mắc phải.
Ăn dặm bổ não: phương pháp ăn dặm khoa học
Ăn dặm bổ não là một phương pháp ăn dặm rất khoa học, dựa trên những nghiên cứu khoa học của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới.
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của bé cho từng giai đoạn phát triển, phương pháp ăn dặm bổ não sẽ có những hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết cho các mẹ trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho con. Một thực đơn khoa học, dễ kiếm, dễ chế biến sẽ giúp cho bé và mẹ có những trải nghiệm ăn uống tuyệt vời.
Đặc biệt, ăn dặm bổ não góp phần hình thành thói quen ăn uống khoa học cho con ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.
Cuốn sách “Ăn dặm bổ não” của tác giả Phạm Dung được các bà mẹ trên khắp cả nước yêu mến và tin dùng. Đây được coi như một cẩm nang khoa học giúp cho các mẹ tránh được những sai lầm phổ biến trong việc nuôi dưỡng con trong những năm tháng đầu đời. “Ăn dăm bổ não” cũng góp phần hình thành một thế hệ người Việt thông minh, khỏe mạnh và có thói quen ăn uống khoa học.