CÁC PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM CHO BÉ, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Khi cho bé ăn dặm, có 4 cách tiếp cận cơ bản: Ăn dặm bé tự chỉ huy, Ăn dặm kiểu Nhật và Ăn dặm truyền thống và gần đây nhất là phương pháp Ăn dặm bổ não .
Cho em bé ăn như thế nào là một quyết định cá nhân và sẽ được nhìn nhận khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Bất kể bạn áp dụng cách tiếp cận nào, mục tiêu của chúng ta là để con được ĂN NO và ĐỦ CHẤT.
• Ăn dặm bé tự chỉ huy
Cách tiếp cận này bao gồm bỏ qua việc nấu và nghiền thức ăn mà hoàn toàn đút bằng thìa để trẻ tự cầm các đồ ăn bằng tay ngay từ miếng ăn đầu tiên. Phương pháp này thực ra xuất phát từ việc các cha mẹ có 3, 4 đứa con và đứa cuối cùng thường bị tự để ngồi chơi với đồ ăn. Sau đó thấy bé tự cầm thức ăn ăn thì ba mẹ mới lần lượt cắt miếng thức ăn vừa tầm tay để bé tự cầm nắm được.
Ưu điểm:
- Tính độc lập: Bé học cách ăn uống độc lập và hoàn toàn kiểm soát.
- Bé tự kiểm soát lượng thức ăn mình ăn và học cách dừng lại khi no.
- Bé có thể tham gia vào các bữa ăn gia đình, ít tốn kém, không cần mua máy nghiền hoặc các dụng cụ đắt tiền.
- Vui vẻ: em bé thích thú được sờ, nếm, cảm nhận các kết cấu, mùi vị khác nhau.
Nhược điểm:
- Bừa bộn, em bé chắc chắn sẽ ăn thì ít và vứt vòng quanh người thì nhiều
- Khó hấp thụ: lượng thức ăn bé có thể cắn được đã ít, lượng thức ăn có thể tiêu thụ bởi hệ tiêu hóa non nớt có thể còn ít hơn.
- Không đủ chất: Các em bé thường chỉ được ăn rau mềm, cơm nắm trong suốt thời gian đầu và như vậy thì thiếu chất béo, thiếu đạm và nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.
- Không được ăn no: vì không ăn được nhiều và cũng không tiêu hóa được nhiều nên có thể trong thời gian đầu bé sẽ không đủ năng lượng để phát triển.
Ăn dặm Truyền thống
Ăn dặm truyền thống ở nước ta thường được hiểu là cho bé ăn bột và cháo trong thời kì ăn dặm. Cha mẹ là người kiểm soát lượng ăn của bé và phương pháp này có hạn chế là tạo cho bé biếng ăn, ăn lệch một vài thứ.
Ưu điểm:
- Sạch sẽ gọn gàng, tránh được tình trạng lộn xộn, bẩn thỉu.
- Đơn giản, ít tốn kém, ít thời gian hơn.
- Dễ hấp thụ: thức ăn nhuyễn và mềm nên hầu hết đều được hấp thụ vì rất phù hợp với hệ tiêu hóa của con.
Nhược điểm:
- Em bé có thể được ăn no mà không đủ chất. Vì cháo có quá nhiều nước và không đủ các chất khác.
- Các bữa ăn thường thiếu năng lượng- thứ làm con bạn lớn lên. Vì thiếu hẳn dầu mỡ tốt. (Đọc về loại dầu nào tốt nhất trong sách Ăn dặm bổ não, chương 3)
- Ít thú vị hơn, bé không được thử nhiều loại kết cấu, nhiều loại thực phẩm nên ít có cơ hội khám phá hoặc chơi.
• Ăn dặm bổ não
Đây là một phương pháp mới yêu cầu cha mẹ chú trọng đến đồng thời cả 4 cơ quan đang phát triển rất nhanh trong thời kì ăn dặm là não bộ, thể chất, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa. Phương pháp này phân thực phẩm thành 8 nhóm và yêu cầu cha mẹ kết hợp ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm này để có thể cung cấp 16 chất dinh dưỡng thiết yếu cho con.
Ưu điểm:
- Linh động, cha mẹ có thể vừa đút thìa cho con vừa cho con cầm nắm một vài nhóm thực phẩm.
- Nguyên liệu và cách nấu dễ thực hiện
- Em bé có thể được ăn no và đầy đủ chất
- Không sợ con biếng ăn
- Em bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, ít bị ốm
- Con nhanh nhẹn thông minh.
Nhược điểm
- Dùng nhiều nguyên liệu mỗi lần nấu, chuẩn bị tốn công
- Cần phải hiểu và theo dõi từng giai đoạn phát triển và lựa chọn nguyên liệu phù hợp với giai đoạn đó.
Ăn dặm kiểu Nhật
Đây không hẳn là một phương pháp ăn dặm, nó là tập hợp những món ăn hay được nấu ở Nhật thì đúng hơn. Nhưng các món ăn được chuẩn bị tỉ mỉ, với lượng ít và số món nhiều. Đây có thể coi là phong cách ăn dặm chứ không phải phương pháp và cũng có rất nhiều món và kết hợp thú vị.
Ưu điểm:
- Các món ăn rất đẹp, gọn gàng, bắt mắt
- Giàu dinh dưỡng, nhiều lựa chọn cho con.
- Em bé được trải nghiệm nhiều vị, nhiều nguyên liệu nên rất vui vẻ
Nhược điểm
- Chuẩn bị cầu kì. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM CHO BÉ, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Trên đây là so sánh về các phương pháp ăn dặm bổ biến nhất hiện nay