THỜI GIAN BIỂU ĂN DẶM: 3 LƯU Ý VÀNG MẸ CẦN NHỚ

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé yêu. Việc sắp xếp

bảng thời gian cho bé ăn dặm

trong ngày khoa học, hợp lý đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của bé. Để nắm được thời gian biểu ăn dặm hợp lý và chuẩn bị tốt các bữa ăn dặm cho con trong từng giai đoạn, mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này của Mămmy nhé!

Khi chăm sóc con, rất nhiều mẹ xây dựng thời gian biểu ăn dặm trong ngày dày đặc vì nghĩ rằng con ăn nhiều sẽ mau lớn, mau phát triển, đặc biệt với các mẹ lần đầu cho con ăn dặm chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Mẹ cần biết thời gian biểu ăn dặm trong ngày là như thế nào để giúp việc chăm con trở nên thuận tiện, đúng phương pháp khoa học, tốt cho hệ tiêu hóa của con.

Bé bắt đầu ăn dặm vào thời gian nào?

Bữa ăn dặm đầu tiên của con nên là khi bé chuyển sang tháng thứ 6, lúc này dạ dày của con đã có thể tiêu hóa các loại thức ăn đặc, phức tạp hơn sữa mẹ. 

Các mẹ hay có thói quen cho con ăn dặm từ rất sớm nhưng đây là một điều không nên. Cho bé ăn dặm trước 6 tháng dạ dày của con còn rất non yếu, dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như: Bé bị táo bón, nôn trớ, tiêu chảy, dị ứng thức ăn, bỏ bú sữa,…

Bé nôn trớ, không tiêu hóa được thức ăn khi ăn dặm sớm
Bé nôn trớ, không tiêu hóa được thức ăn khi ăn dặm sớm

Quan trọng hơn hết ở mỗi giai đoạn, bé sẽ cần khẩu phần dinh dưỡng khác nhau, việc cho bé ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của con, bé có thể không nhận đủ được dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức trong 6 tháng đầu đời.

Vậy nên để đảm bảo sức khỏe và hành trình ăn dặm của con được diễn ra tốt nhất, các mẹ hãy bắt đầu cho con ăn dặm từ 6 tháng nhé.

Các bữa ăn dặm trong ngày của con

Mỗi độ tuổi, bé sẽ cần có khẩu phần ăn dặm khác nhau, càng lớn dần khẩu phần ăn của con sẽ nhiều hơn và cũng đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. 

Nắm được thời gian ăn dặm ở mỗi giai đoạn của con là vô cùng quan trọng để mẹ có thể chia thời gian biểu chi tiết và lên kế hoạch cho lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn.

Bé 6 tháng ăn dặm mấy bữa?

Bắt đầu lúc bé 6 tháng mẹ có thể cho con ăn dặm rồi, đây là giai đoạn tương đối khó khăn vì con sẽ phải tiếp nhận một nguồn dinh dưỡng khác. Hệ tiêu hóa của bé vẫn đang còn được hoàn thiện nên sữa mẹ vẫn là thực phẩm chủ yếu. 

Mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thực phẩm có vị ngọt, mịn, loãng vị giống như sữa mẹ, các loại thực phẩm như trái cây nghiền, bột ngọt, cháo loãng cho bé.

Bé 6 tháng tuổi là thời gian có thể ăn các thức ăn loãng, ngọt như sữa mẹ
Bé 6 tháng tuổi là thời gian có thể ăn các thức ăn loãng, ngọt như sữa mẹ

Bữa ăn bé 6 tháng tuổi phải đáp ứng 2 bữa chính có thể vào bữa trưa hoặc tối. Mẹ có thể thêm bữa phụ cho bé bằng cữ sữa ( sữa mẹ/ sữa công thức) giữa các bữa ăn dặm để giữ cho cơ thể con được cung cấp đủ dưỡng chất.

Bé từ 7- 8 tháng ăn dặm mấy bữa?

Bước vào giai đoạn 7, 8 tháng tuổi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho bé nữa, lúc này con sẽ cần những món dưỡng chất cơ bản như chất xơ, protein, tinh bột, vitamin,..

Mẹ có thể tăng bữa ăn của bé lên thành 3 bữa ăn vào các buổi sáng, trưa, tối. Mẹ vẫn ưu tiên cho bé các loại thực phẩm có kết cấu mềm, mịn, loãng như hoa quả xay, súp, cháo rây. Bên cạnh đó bổ sung cho con sữa ( sữa mẹ hoặc sữa công thức) trong thời gian bé ăn dặm.

Thời gian 7 tháng bé có thể ăn hoa quả xay
Thời gian 7 tháng bé có thể ăn hoa quả xay

Bé từ 9-12 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa?

Từ giai đoạn 9 tháng tuổi mẹ có thể tăng độ thô dần cho con, con có thể tiếp nhận được các loại thức ăn lợn cợn như cơm nát, cháo đặc, các loại hoa quả mềm. Mẹ vẫn bổ sung cho bé thêm lượng sữa, và nước.

Thời gian bé 9 tháng có thể tăng thô
Thời gian bé 9 tháng có thể tăng thô

Tuy nhiên các bữa ăn thay thế cho sữa cần tăng lên, thời gian ăn dặm chính của bé vẫn là 2 bữa trưa và tối. Thêm vào đó, mẹ có thể bổ sung cho bé các bữa ăn giữa buổi bằng các thực phẩm dưỡng chất. Thời gian cho mỗi cữ ăn của bé cách nhau 3 tiếng. 

Công thức bữa ăn dặm bổ não cho bé 9- 12 tháng
25g tinh bột + 30g thịt + 5ml chất béo + 20g rau củ.

Bé từ 1 – 2 tuổi ăn dặm mấy bữa?

Từ 1 tuổi mẹ thể tăng bữa ăn dặm mỗi ngày cho con lên thành 3-4 bữa/ ngày. Lúc này mẹ có thể mở rộng thực phẩm ăn dặm cho bé để con phát triển toàn diện. 

Các nhóm thực phẩm cơ bản mẹ cần đảm bảo như: rau củ, hạt, thịt cá, đặc biệt mẹ nhớ lưu ý khi sử dụng dầu ăn dặm hoặc gia vị cho bé nhé.

Công thức bữa ăn dặm bổ não cho bé 1- 2 tuổi
30g tinh bột + 40g thịt + 10ml chất béo + 20g rau củ.

Một số lưu ý mẹ cần nắm khi cho con ăn dặm

Trong thời gian con ăn dặm, mẹ cần giữ cho bé ngồi thẳng để giảm nguy cơ sưng họng và bé nuốt phải thức ăn. Đối với các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao (trứng, sữa, hải sản) mẹ cần lưu ý về thời gian phù hợp bé có thể ăn được.

Theo dõi cơ thể con trong suốt thời gian ăn dặm
Theo dõi cơ thể con trong suốt thời gian ăn dặm

Theo dõi phản ứng của con với từng loại thực phẩm để quyết định rằng có nên cho con ăn tiếp tục các loại thức ăn đó hay không. Nếu bé bị dị ứng cao với loại thực phẩm nào đó mẹ cần lưu ý không cho con ăn nữa hoặc có thể đưa bé đi khám để quyết định chính xác.

Điều quan trọng nhất là các bé không giống nhau, quá trình ăn dặm của từng bé cũng có thể khác nhau, hãy lắng nghe cơ thể và nhu cầu của con mẹ nhé.

Hi vọng với những chia sẻ về kiến thức ăn dặm của Mămmy, mẹ sẽ có thêm sự chuẩn bị cho  mỗi giai đoạn ăn dặm của con, để việc đồng hành cùng con yêu lớn lên trở nên dễ dàng và tuyệt vời hơn.

Mẹ nhớ theo dõi các bài viết khác của Mămmy để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức nuôi con hữu ích mẹ nhé!

CÓ NÊN MIX HẠT VÀO CHÁO CHO TRẺ KHÔNG?

5 sai lầm nguy hiểm nhất của mẹ về ăn dặm và cách giải quyết

Xem thêm thông tin về sản phẩm của Mămmy tại:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Bạn cần giải đáp thắc mắc

Gọi ngay cho Mămmy

Shopping Cart