Lần đầu làm mẹ, còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm trong việc chăm con, mẹ thắc mắc không biết
bé nên ăn bột trong bao lâu
trước khi chuyển sang cháo để giúp phát triển cơ hàm và bổ sung đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của bé? Đừng lo, câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết này, đọc ngay mẹ nhé!
Nội Dung
Toggle1. Khi nào nên chuyển từ bột sang cháo cho bé?
Theo bác sĩ Đinh Thị Kim Liên (Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), mẹ nên dựa vào sự phát triển của bé để lựa chọn thời điểm chuyển từ bột sang cháo nhằm kích thích cơ hàm và giúp bé hấp thụ tốt dưỡng chất. Dưới đây là các giai đoạn chuyển đổi mẹ cần lưu ý:
- Chuyển từ bột sang cháo nhuyễn (khoảng 8 tháng tuổi)
Khi bé được 8 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Ở giai đoạn này, tuy răng chưa mọc đầy đủ và hệ tiêu hóa còn non yếu, nhưng mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với cháo nhuyễn. Cháo nhuyễn có kết cấu mềm mịn tương tự như bột, dễ nuốt giúp bé dần quen với thức ăn dạng thô hơn. - Chuyển từ cháo nhuyễn sang cháo vỡ hạt (khoảng 10 – 11 tháng tuổi)
Khi bé được khoảng 10 – 11 tháng tuổi, bé đã có khoảng 8 chiếc răng sữa nhưng chưa mọc đủ răng hàm. Đây là giai đoạn mẹ nên cho bé ăn cháo vỡ hạt để kích thích cơ hàm phát triển và rèn luyện kỹ năng nhai. Cháo vỡ hạt giúp bé tập làm quen với kết cấu thức ăn đặc hơn, hỗ trợ phát triển khả năng nhai và tiêu hóa. - Chuyển từ cháo vỡ hạt sang cháo hạt (khoảng 12 tháng tuổi)
Khi bé được 12 tháng tuổi, bé thường đã có 8 chiếc răng sữa và thêm 2 – 4 chiếc răng hàm. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, khả năng nhai và nuốt của bé cũng phát triển đáng kể. Bé đã có thể ăn được cháo nguyên hạt và thích thú khám phá các kết cấu thức ăn khác nhau để kích thích vị giác.
Mẹ hãy quan sát sự phát triển của bé và thực hiện chuyển đổi dần dần để giúp con ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh nhé!
2. Tại sao không nên cho bé ăn cháo hạt sớm hơn 8 tháng?
Việc cho bé ăn cháo hạt trước khi bé đủ 8 tháng tuổi có thể tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những lý do mẹ cần cân nhắc:
- Bé dễ bị nghẹn, khó nuốt, nôn ói
Khi bé chưa đủ 8 tháng, bé mới chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm một thời gian ngắn và chưa thể thích nghi với kết cấu thức ăn cứng như cháo hạt. Điều này khiến bé dễ bị hóc, nghẹn khi ăn và có thể gây nôn trớ, biến bữa ăn thành một trải nghiệm không dễ chịu. Nếu gặp tình trạng này thường xuyên, bé có thể hình thành tâm lý “sợ” ăn và từ chối ăn trong những lần tiếp theo. - Khó tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của bé dưới 8 tháng tuổi chưa hoàn thiện để xử lý thức ăn thô và cứng như cháo hạt. Việc tiêu thụ thức ăn dạng hạt sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé gặp khó khăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, hoặc đi phân sống. - Nguy cơ tổn thương dạ dày
Ở độ tuổi này, bé chưa mọc nhiều răng và khả năng nhai nghiền thức ăn còn kém. Phần lớn hạt cháo sẽ đi thẳng vào dạ dày mà không được nghiền kỹ, tạo áp lực lên dạ dày chưa phát triển hoàn thiện của bé. Việc dạ dày phải co bóp và xử lý thức ăn cứng dễ gây chà xát niêm mạc dạ dày, dẫn đến những tổn thương nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn sau này.
Vì vậy, mẹ nên để bé làm quen từ từ với kết cấu thức ăn, bắt đầu bằng cháo nhuyễn từ 8 tháng tuổi để bé phát triển kỹ năng nhai nuốt và tiêu hóa một cách an toàn và hiệu quả.